0
web1
Mục lục

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hàng năm, là một trong những ngày lễ lớn nhất của Phật giáo nhằm báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đã trở thành một trong những ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Trong ngày này, người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên. Ngoài ra, các người con cũng sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu nghe theo lời chỉ dạy của Đức Phật, đã cứu được mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. Để tìm cách cứu mẹ, Mục Kiền Liên quay về tìm Phật, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”

nguon goc y nghia va nhung dieu nen lam trong ngay vu lan bao hieu 1
nguon-goc-va-y-nghia-ngay-le-vu-lan-bao-hieu (nguồn Internet)

 

Đức Phật cũng dạy rằng, chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng có thể dùng cách này vào ngày Rằm tháng Bảy. Kể từ đó, lễ Vu Lan (hay còn gọi là Pháp Vu Lan Bồn) ra đời để những người con có dịp đền đáp công ơn của các đấng sinh thành hiện còn hoặc đã qua đời, cũng là để cứu vớt chúng sanh muôn loài. Bên cạnh đó, “Vu Lan Bồn” được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn có nghĩa là “giải thoát” nhằm chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng dưới địa ngục.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072 và vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ

Ngày Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu

Nhắc tới Vu Lan nhiều người biết ngay đến ý lễ của ngày lễ này chính là dùng để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.

Với người Việt đạo hiếu luôn đi đầu, nhắc nhở chúng ta về những hy sinh to lớn ấy. Dù thế nào cũng phải nhớ giữ trọn đạo làm con, thờ kính, yêu quý tổ tiên ông bà cha mẹ hết mực.

Ngày lễ Vu Lan ra đời chính là dịp gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là: “TỪ – BI – HỶ – XẢ”, “Vô ngã, vị tha”.

web2
nguon-goc-va-y-nghia-ngay-le-vu-lan-bao-hieu

————————————————————————––––

Theo dõi thêm chúng tôi từ:

Hotline Liên Hệ: 028 2266 6662

Gửi bình luận

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon