0
Untitled 2
Mục lục

Tết Đoan Ngọ là gì và ý nghĩa của ngày lễ này trong văn hóa tín ngưỡng dân gian các quốc gia khu vực Đông Á như thế nào? Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống quan trọng thường được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Mặc dù vậy, vẫn còn khá nhiều người không biết nguồn gốc, ý nghĩa cũng như những hoạt động trong ngày lễ này. Cùng Nông Trại Xanh tìm hiểu nhé!

1.Tết Đoan Ngọ Là Gì ?

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống của các nước ở khu vực Đông Á. Ngày lễ truyền thống này thường được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Tết Đoan Ngọc còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương hay ngày giết sâu bọ.

Đoan Ngọ là ngày lễ bắt đầu vào giữa trưa, đoan tức là mở đầu, ngọ là giữa trưa. Khi mà mặt trời lên tới đỉnh, khí dương đang thịnh.

Ngày Tết Đoan Dương là ngày lễ quan trọng, đánh dấu sự kiện chuyển biến sang giai đoạn mới của mùa màng. Tùy theo từng vùng miền và quốc gia, người ta sẽ có những tục lệ hoàn toàn khác nhau.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức phổ biến ở nhiều các quốc gia ở khu vực Đông Á. Đến nay, các nước láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc hay Triều Tiên vẫn đang được lưu truyền và bảo tồn.

2.Nguồn Gốc Tết Đoan Ngọ

Tùy theo mỗi một quốc gia sẽ có những điển tích và nguồn gốc hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia gần nhau nhưng cũng có quan niệm Tết Đoan Ngọ hoàn toàn khác nhau.

Truyền thuyết của Việt Nam bắt nguồn từ hàng trăm năm trước, khi nông dân đang ăn mừng được mùa thì một đàn sâu bọ từ đâu bay tới ăn hết thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân không biết làm cách nào để diệt được lũ sâu bọ này thì từ xa một ông cụ chống gậy đi tới và tự xưng là Đôi Truân.

Ông cụ đã chỉ cho dân chúng cách lập đàn cúng đơn giản để xua đuổi sâu bọ. Các lễ vật như bánh tro, trái cây,… và hoạt động tập thể dục. Dân nghe theo và làm đúng như lời Đôi Truân nói. Quả nhiên lũ sâu bọ đã té ngã và diệt sạch được chúng. Ông còn nói rằng: “Lũ sâu bọ này rất hung hăng và chúng sẽ quay lại vào đúng ngày này hàng năm nên dân làng cứ thế làm theo những gì ta đã dặn là sẽ trị được chúng”.

Dân chúng vô cùng cảm tạ công ơn của Đôi Truân và đã đặt tên cho ngày này là Tết giết sâu bọ hay Tết Đoan Ngọ. Tục lệ này vẫn được lưu truyền và gìn giữ cho tới tận bây giờ.

3.Ý Nghĩa Của Tết Đoan Ngọ

Dù là ở Việt Nam hay các nước khác trong khu vực Đông Á, thì ngày Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tết giết sâu bọ là giai đoạn chuyển mùa, chuyển dịch nên dịch bệnh rất dễ bùng phát. Ngày lễ này tổ chức với mong cầu cho mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá.

Một số làng quê ở Việt Nam vẫn còn lưu giữ một số văn hóa xưa, cứ tới ngày này là mọi người trong gia đình sẽ tụ họp lại. Nó cũng giống như hoạt động gắn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như những ngày lễ Tết khác ở Việt Nam. Do vậy, vào ngày lễ này, con cháu làm ăn xa lại về tụ họp cùng gia đình thương yêu của mình.

Vào thời điểm này hàng năm cũng là mùa vụ của nhiều loại quả nên nhiều vùng miền thường cho thêm hoa quả làm đồ cúng trong mâm lễ của mình.

————————————————– —————————

Theo dõi thêm chúng tôi từ:

Hotline Liên Hệ: 028 2266 6662

Gửi bình luận

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon